Tìm 'vàng trắng' ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới
Tapchisaoviet - Vùng trũng Danakil (Ethiopia) nằm ở độ sâu 100 m so với mực nước biển. National Gepgraphic coi đây là địa điểm khắc nghiệt nhất thế giới.
|
Dù có nhiệt độ thường xuyên lên tới hơn 50 độ C, Danakil vẫn là một vùng kinh tế quan trọng, nơi người dân khai thác muối - nguyên liệu được coi là vàng trắng - bằng tay suốt nhiều thế kỷ. |
|
Vùng trũng này có những đặc điểm địa lý thuộc hàng độc đáo nhất thế giới, với núi lửa, bể axit nhiều màu, đá nóng chảy và các chảo muối rộng lớn. |
|
Suối nước nóng ở vùng trũng được các nhà khoa học nghiên cứu để xem bằng cách nào các vi sinh vật có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt như vậy. Điều này có thể giúp chúng ta biết được khả năng tồn tại của sự sống trên các hành tinh khác. |
|
Nhiệt độ trung bình ở đây là 34,5 độ C, nhưng thường xuyên lên tới hơn 50 độ C. |
|
Khoảng 750 thợ mỏ làm việc ở khu vực này. Họ phải trả thuế khai thác muối để vào đây. |
|
Danakil chỉ nhận được chưa tới 200 ml mưa mỗi năm. |
|
Tuy nhiên, vùng đất này có những mỏ muối lớn, với sản lượng lên tới hơn một triệu tấn mỗi năm. |
|
Một thợ mở làm việc dưới ánh nắng gay gắt. Anh đào các khối muối ra bằng cuốc hoặc rìu. |
|
Muối được tạc thành các khối đều nhau để dễ vận chuyển. Mỗi khối đem lại cho thợ mỏ khoảng 20 cent. |
|
Một người lính Ethiopia giám sát thợ mỏ từ trên cao. |
|
Các bộ tộc địa phương đã theo nghề này từ nhiều thế kỷ. Nhiều công ty muốn khai thác muối ở đây nhưng đã bị chính quyền từ chối. |
|
Một người đàn ông trang trí khung giường trong nơi ở của mình ở khu mỏ muối. |
|
Một con lạc đà chở những khối muối chuẩn bị cho hành trình gian nan ra khỏi vùng trũng. Mỗi con thường vận chuyển hàng chục khối một lần. |
|
Đoàn lạc đà chở muối ra khỏi vùng khai thác. |
|
Để giảm đỡ sức nặng và thêm chỗ để muối, người thợ mỏ này đi bộ và dắt lạc đà. |
|
Muối bám vào mọi thứ rơi xuống hồ nước mặn này. |
|
Danakil trở thành điểm đến ngày càng nổi tiếng, thu hút nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. |