09:39 | 01/06/2016

1.001 cảnh đời trẻ em trên khắp đất nước

Tapchisaoviet - Không chỉ ở vùng thôn quê, trẻ em ở thành phố cũng phải chịu cảnh vất vả, thiệt thòi. Nhiều em phải bươn chải kiếm sống khi còn rất bé.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 1
Ông Hồ Non (Vạn Giã, Khánh Hòa) bị mù hai mắt, cháu ông là em Ya Văn Hồ Điệp (người dân tộc Vân Kiều) bị động kinh nặng, tay chân bị giật liên tục hàng ngày. Thương ông, Hồ Điệp tình nguyện làm đôi mắt giúp ông mọi việc và đưa ông đi khắp xóm làng để được khuây khỏa.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 2
Em Nguyễn Ngọc Tài sinh ra được vài tháng thì mẹ bỏ rơi. Em về sống với dì là chị Nguyễn Thị Pha, một người phụ nữ mất chồng đã 20 năm. Chị một mình lênh đênh trên con thuyền phiêu bạt. Chị bảo việc nuôi hai đứa cháu là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời. Hiện, chị neo thuyền bên bờ sông Sa Giang, Sa Đéc (Đồng Tháp) để tìm việc làm trên bờ, tiếp tục chăm sóc đứa cháu mồ côi.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 3
Em bé tựa đầu ngủ say bên chân mẹ trong khi mẹ dệt chiếu. Làng chiếu Định Yên, Lấp Vò (Đồng Tháp) có truyền thống hàng trăm năm. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề làm chiếu đang dần mai một, hiện chỉ còn vài hộ dân giữ truyền thống.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 4
Em bé gái ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Nhà em làm nghề trồng sen bán. Một ngày em hái được khoảng 300 bông, giá 1.000 đồng/bông.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 5
Em bé người dân tộc Châu Mạ ở Buôn Đăng Đừng, Bảo Lâm (Lâm Đồng) chìa tay nhận kẹo của một nhóm từ thiện tổ chức. Người dân tộc Mạ ở đây có cuộc sống nghèo đói và khổ sở. Do thiếu kiến thức về sức khỏe nên trẻ em thường không được chăm sóc chu đáo, gặp nhiều bệnh tật.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 6
Cu Cò ở Mũi Né (Bình Thuận). Nhà nghèo hàng ngày em vào đồi cát hồng cho du khách thuê miếng trượt. Trung bình một ngày em kiếm được 100.000 đồng. Tất cả tiền em đều đưa cho mẹ để lo cho gia đình. Những lúc không có khách em lại cùng bạn bè ra đồi trượt cát để vui chơi.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 7
Em bé hái rau câu trên bãi Cỏ Ống, Vạn Thạnh, Vạn Ninh (Khánh Hòa). Hàng ngày vào lúc 16h, nước rút, em đi cắt rau câu, mỗi kg bán với giá 50.000 đồng. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt thủy hải sản bừa bãi khiến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 8
Hai em bé đứng chơi bên dòng kênh Tàu Hủ (quận 8, TP HCM), phía dưới là dòng nước đen, rác rưởi. Theo thời gian những dòng kênh xinh đẹp ô nhiễm nặng nề gây ra nhiều bệnh tật, hại cho sức khỏe người dân.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 9
Hai em bé ăn xin ở góc ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai – Cách mạng Tháng Tám (TP HCM). Tại đây TP HCM, không ít em nhỏ, người già bị nhiều tay "anh chị" chăn dắt, buộc làm "nghề" ăn xin.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 10
Bé Nguyễn Thị Trốn (sinh năm 2005) ở thôn đảo Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cha đẻ của em không chịu nhận là con vì một số lý do. Ông ngoại rất hận và đặt tên em là "Trốn". Em đang sống với ông ngoại già yếu ngoài 84 tuổi và người mẹ bị tâm thần. Hàng ngày gia đình trồng bắp khoai để kiếm sống.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 11
Em Nùng Y Gia là trẻ dân tộc lang thang ở thành phố Hà Giang, thường đi ăn xin để sống qua ngày. Hỏi về gia đình, em trả lời đều không biết. Nơi em ngủ là vỉa hè, công viên. Em ăn bất cứ thứ gì xin được.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 12
Một bé trai người Mông ở Sủng Là, Hà Giang, bị gia đình bắt phải chụp hình với khách du lịch nhưng em không thích và ngồi buồn bên hiên nhà. Từ khi du lịch phát triển, Sủng Là nườm nượp khách ghé thăm. Một số em nhỏ bị gia đình bắt phải đi theo du khách để xin tiền hoặc đòi tiền chụp ảnh cùng.
1.001 canh doi tre em tren khap dat nuoc hinh anh 13
Ánh mắt của em bé người Chăm Hồi giáo ở Búng Bình Thiên (An Giang). Đây là một xã gần biên giới giáp Campuchia, nơi có cộng đồng người Chăm Hồi giáo rất lớn sinh sống gần trăm năm qua.
Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...