10:30 | 23/09/2022

Nỗi buồn cũng là kiệt tác của tâm hồn

Tintuc - “Từ ‘hạnh phúc’ chắc hẳn sẽ mất đi ý nghĩa của nó nếu như không được cân bằng lại bởi nỗi buồn”. Yêu nỗi đau là cách ta tìm lại vẻ đẹp thực sự của cuộc sống sau mỗi bức màn buồn thương.

Buồn ơi, chào mi!

Trong chuyến viễn du cuộc sống, ai cũng mang theo mình hành lý của những nỗi buồn. Những định kiến cố hữu về một hạnh phúc lý tưởng khiến chúng ta xem nỗi buồn như vết sẹo xấu xí, thường trốn chạy hay lảng tránh chúng theo bản năng.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng chiêm nghiệm: “Cái hạnh phúc ở trần gian chính là ý thức được khổ đau.” Tự nhận thức được bản thân đang chịu đau chính là nấc thang đầu tiên trên hành trình yêu lấy vết thương. Bởi lẽ, chỉ nỗi buồn mới có thể len vào những tầng sâu kín nhất của tâm hồn, nơi mà hạnh phúc thậm chí không chạm đến.

Buồn bã, sợ hãi hay giận dữ đều là những cảm xúc nguyên thủy của con người. Vết thương dù có âm ỉ thì chúng vẫn là một phần không thể tách rời của cơ thể và tâm hồn. Điều chúng ta có thể làm lúc này là chấp nhận thương đau, cho chúng thời gian cư ngụ trong khoảng trời tâm trí. Bởi chỉ khi ta chấp nhận hòa điệu cùng nỗi buồn, không cố đối kháng hay loại trừ, mới xem như đã chạm đến sự phục hồi.

Đó cũng chính là thời điểm ta đã quán chiếu được khổ đau, càng thấm thía hơn niềm hạnh phúc đang có. Suy cho cùng, ngay cả chiếc lá xuân cũng phải tích nhựa sống trong giá rét mùa đông mới có thể đâm chồi.

Từ vết nứt đau thương đến kiệt tác

Cảm xúc dù đau nhưng vẫn là một phần cơ thể chúng ta, tựa như món kỷ vật dù sứt mẻ cũng không thể vứt bỏ. Trong văn hóa Nhật Bản, sự bất toàn của đồ vật còn có thể biến thành tác phẩm nghệ thuật. Nứt vỡ không phải thứ cần được che lấp, nghệ thuật Kintsugi lại làm nổi bật chúng bằng lớp sơn mài và bột kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim). Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng những vết sẹo tâm hồn không phải thứ cần che giấu, mà thậm chí có thể hồi sinh trở thành một kiệt tác.

Soi chiếu triết lý nhân sinh từ nghệ thuật Kintsugi, phải chăng lớp sơn mài rực rỡ ấy chính là tình yêu trao đi? Nói cách khác, bằng cách san sẻ tình yêu, chúng ta cũng đang hàn gắn những vết nứt của cuộc sống. “Cho đi và nhận lại” – sự “cho đi” không chỉ giới hạn ở hoạt động thiện nguyện, mà còn đến từ mỗi ánh mắt, ý nghĩ, lời nói hay hành động đều xuất phát từ trái tim. Như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng chỉ dạy: “Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.”

 

“Dĩ tâm truyền tâm” – đó cũng chính là cách mà thương hiệu mỹ phẩm Menard đã chọn để tự tìm lại sự vẹn toàn sau mỗi giai đoạn thăng trầm. Những “đường vàng” nối xuyên suốt 19 năm cống hiến vì người Việt, thể hiện qua văn hóa Omotenashi – đối đãi quý Tri kỷ từ tâm, đến những dự án đối thoại với thiên nhiên, cộng đồng…

Nếu các năm trước, Đại nhạc hội Son đối đãi quý Tri kỷ với “bữa tiệc giác quan” rực rỡ sắc hương, thì năm nay tại Đại nhạc hội Son IV hứa hẹn đưa khán giả quay trở về với bản thể con người – đào sâu vào lớp lang cảm xúc và dùng nghệ thuật để hàn gắn mọi nỗi đau. Bởi lẽ, xuyên suốt các sự kiện lịch sử, chính nghệ thuật là phương thức đối thoại duy nhất kết nối những trái tim đau, cất lên tiếng lòng tri âm đồng điệu và tiếp thêm sức mạnh bằng bài ca của niềm hạnh phúc. Sự kiện có sự tham gia của Đại sứ thương hiệu Hà Anh Tuấn, Diva Hồng Nhung, ca sĩ Hiền Thục, ca sĩ Đông Hùng, tài năng Gen Z Mỹ Anh và nghệ sĩ violin Hoàng Rob.

menard

Cuối cùng thì, cuộc đời vẫn đẹp ngay cả những nỗi buồn. Vì khi sự sống vẫn còn tồn tại, ta vẫn có cơ hội để yêu và được đối thoại về tình yêu. Lại mượn lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn“Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn.”

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...