08:49 | 10/07/2016

Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy những hiện tượng sau ở trẻ sơ sinh

Tapchisaoviet - Có những hiện tượng bất thường ở trẻ sơ sinh khiến mẹ hết sức lo lắng, nhưng thực tế đó chỉ là hiện tượng sinh lý mà bé nào cũng trải qua.

Thở không đều

Vấn đề thở ở trẻ sơ sinh không chỉ mang tính bề ngoài mà còn không theo quy luật, có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm không đều. Điều này chủ yếu là do cơ liên sườn của trẻ còn yếu, mũi họng và khí quản đều còn hẹp, khả năng thích ứng của phế nang còn kém. Trẻ em hít thở chủ yếu là do cơ hoành lên xuống, vì vậy trẻ thở bằng bụng là chủ yếu. Thở bằng ngực vẫn yếu và nông, mỗi lần trẻ thở hít được lượng khí ít, không thể đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể, vì vậy cần thở nhanh hơn, lên đến 40-50 lần/ phút. Đây thuộc về hiện tượng sinh lý.

Chú ý: nếu sắc mặt trẻ tím cho đến có các biểu hiện khác thì mẹ phải để ý xử lý kịp thời.

2. Hắt hơi

Trẻ sơ sinh thường xuyên hắt hơi không phải là triệu chứng của cảm lạnh. Nguyên nhân là khoang mũi bé hẹp, mũi lại ngắn, nên chỉ cần một chút vật bên ngoài, như sợi bông, tóc, bụ... là có thể kích thích khiến bé ngứa mũi, hắt hơi. Khi trớ, sữa trào ngược vào khoang mũi cũng có thể khiến bé hắt hơi. Tắm xong bé bị lạnh cũng có thể hắt hơi, mẹ không cần quá lo lắng, chú ý giữ ấm cho con là ổn.

3. Trớ sữa

Dạ dày của trẻ sơ sinh vẫn "nằm ngang", lại còn nhỏ vì vậy việc sữa trào ngược trở lại là dễ gặp. Đặc biệt trong trường hợp ngay sau khi ăn xong đã lập tức thay tã, bé khóc hoặc vận động, sẽ càng dễ phát sinh hiện tượng trớ sữa. Có khi dùng bình sữa, do vặn không khít, khiến không khí vào bình nhiều, khiến bé hít phải nhiều không khí vào dạ dày cũng dẫn đến trớ sữa.

Chú ý: trớ sữa khác với trường hợp nôn mửa sữa, nôn ra sữa thì lượng sữa sẽ lớn hơn, là một dấu hiệu bệnh phải đi khám bác sĩ, trong khi trớ sữa chỉ là hiện tượng sinh lý. Chú ý kỹ thuật giúp trẻ ợ hơi, hạn chế hơi thừa trong người. Sau khi ăn xong nhẹ nhàng ôm trẻ đứng thẳng, đầu tựa trên vai mẹ, dùng tai vỗ lưng 2-3 phút, cho đến khi nghe tiếng ợ nhẹ. Sau khi trẻ ăn xong không nên thay bỉm, tránh để trẻ khóc, nếu nằm nghiêng phải có thể hạn chế trớ sữa.

4. Nhiệt độ không ổn định

Trung tâm điều khiển nhiệt độ ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện, khả năng điều tiết kém, vì vậy nhiệt độ không dễ dàng ổn định. Khi bị lạnh, trẻ chưa có phản ứng run. Tỷ lệ diện tích bề mặt theo trọng lượng của trẻ sơ sinh là tương đối lớn, chất béo dưới da lại mỏng, dễ dàng tỏa nhiệt, tạo thành nhiệt độ quá cao. Hoặc trong trường hợp bao bọc trẻ quá kín, trẻ lại không được cung cấp đủ nước, có thể khiến nhiệt độ trẻ tăng cao. Vì vậy muốn giữ cho trẻ sơ sinh giữ được nhiệt độ thông thường, nên để trẻ có môi trường nhiệt độ thích hợp, mùa hè phải thông thoáng gió, cho trẻ uống nhiều nước, mùa đông chú ý giữ ấm.

5. Da vàng

Trẻ sau sinh 2-3 ngày da bắt đầu trở nên vàng, nhưng qua 7-10 ngày, màu vàng sẽ nhạt dần và biến mất. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

Chú ý: nếu trong vòng 24h sau sinh da trẻ đã xuất hiện màu vàng và ngày càng nặng, hoặc sau 2 tuần vàng da vẫn không hề giảm, cần xem xét khả năng vàng da bệnh lý, đưa đến bệnh viện khám điều trị.

6. Lột da, da rụng

Trẻ sơ sinh rụng da là hiện tượng bình thường, do quá trình phát triển chưa hoàn thiện. Ngoài ra, nếu kết nối giữa lớp biểu bì và hạ bì không đủ phát triển, khiến liên kết giữa các lớp không đủ chặt chẽ, tình trạng rụng da sẽ càng nhiều.

7. "Vùng kín" trẻ sơ sinh nữ chảy máu

Trẻ sơ sinh nữ trong khoảng 1 tuần sau sinh, âm đạo có chất nhầy nhiều máu là hiện tượng thông thường. Đó là do thai nhi nhận nội tiết thai kỳ từ mẹ truyền sang. Sau sinh, nồng độ nội tiết giảm đột ngột làm bong nội mạc tử cung, đây còn gọi là hiện tượng kinh nguyệt giả.

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...