Bạn nên dùng một miếng bìa vừa in với phần đáy của các khay nhỏ (ở cánh cửa tủ lạnh), sau đó mới đặt các chai lọ lên. Việc này giúp tủ lạnh sạch sẽ hơn, khi nào miếng bìa hỏng, bạn chỉ cần thay chúng và lau nhẹ phần xung quanh, thay vì phải lau sạch các vết bẩn lâu ngày.
Với các tầng bên trong thân tủ, bạn lót miếng nilon chuyên dụng, hoặc giấy nên không thấm nước với tác dụng tương tự. Chỉ cần thay định kỳ thì việc lau dọn tủ lạnh trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Sử dụng nhiều loại hộp để tiết kiệm không gian, bạn có thể chồng các loại hộp lên nhau. Nhưng tốt nhất là sử dụng hộp thủy tinh trong suốt để nhìn thấy đồ bên trong dễ dàng.
Cẩn thận hơn, bạn có thể sắp xếp các hộp theo chủng loại, chức năng, sau đó ghi tên ra ngoài để lấy dễ dàng hơn.
Với những đồ cần ăn ngay hoặc sắp hết hạn, bạn nên cho riêng vào một khay và ghi nhãn, để tránh việc lãng phí.
Với đồ ăn khô, các loại hạt và snack, bạn có thể cho vào túi zip, vừa ngăn độ ẩm xâm nhập, giữ độ giòn, vừa có thể xếp nhiều túi cạnh nhau để không chiếm chỗ.
Với các loại salad, bạn có thể tận dụng hộp thủy tinh đựng đồ ăn không dùng nữa.
Nếu muốn tiết kiệm triệt để, bạn có thể mua một chiếc khay xoay, có thể đựng được tối đa không gian, khi cần lấy đồ không cần bỏ hết đồ ra mà chỉ cần xoay đĩa quay là được, rất tiện lợi.
Với loại thịt đóng hộp, sau khi đã mở chúng thì nên đựng trong chiếc hộp khác, không dùng chiếc hộp ban đầu bởi có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, nên chọn chiếc hộp mới khô ráo để dự trữ chúng.
Bạn có thể mua băng keo dán nhãn để ghi chú về tên món ăn, đã ăn từ hôm nào, có cần ăn ngay hay không.
Bạn không nên bỏ trứng vào khay đựng trứng có sẵn ở cửa tủ lạnh mà nên đặt vào rổ hoặc khay thoáng, đặt ở ngăn mát, tránh vị trí cửa tủ.
Chu đáo hơn, bạn có thể đặt một lọ than hoạt tính trong tủ để khử những mùi lạ từ đồ ăn.