Tintuc - Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả Đài Loan, câu chuyện bí ẩn về những người phụ nữ uống nước giếng tự đào của một ngôi làng rồi sinh đôi khiến nhiều cặp vợ chồng hiếm con khắp nơi hiếu kỳ, tìm về đây xin nước uống.
Câu chuyện này được Nhân Gian Huyền Ảo tân truyện đưa vào trong tập truyện Giếng Nước Song Thai – thôn Bảo Sơn (từ tập 64 – 70). Thôn Bảo Sơn, huyện Tân Trúc (Đài Loan) nổi tiếng với tên gọi 'Thôn sinh đôi' do nơi đây có rất nhiều cặp song sinh. Người dân trong thôn Bảo Sơn cho rằng, hiện tượng “sinh đôi hàng loạt” tại đây có liên quan đến một chiếc giếng cổ từng bị lấp đi để mở rộng đường, sau này khi khai quật giếng người dân đã đặt tên là “Giếng sinh đôi”.
Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát hiện thân được xuất hiện khá nhiều trong câu chuyện của vợ chồng Đức Huy - Trà Hoa vốn hiếm muộn. Đây chính là một nét văn hoá – tín ngưỡng chung mà người dân Á Đông đều tôn trọng, đó là khi có việc cầu xin về con cái, các cặp vợ chồng hiếm muộn đều đến cầu khấn Quan Thế Âm Bồ Tát. Vợ chồng Đức Huy – Trà Hoa cũng không ngoại lệ. Dù hiếm muộn nhưng lại có lòng từ bi và lương thiện đã làm cảm động trời đất, nhờ đào được giếng nước, uống nước này mà người vợ đã có song thai. Điều này khiến mọi người tin rằng uống nước từ giếng do Bồ Tát chỉ điểm sẽ mang có con và có thể sinh đôi.
Link về thôn Bảo Sơn có giếng nước Song Sinh:
Giếng Nước Song Thai là một câu chuyện được nhiều khán giả nữ yêu thích. Bởi không chỉ nói đến việc ly kỳ về giếng nước song thai mà câu chuyện về các lễ nghi dành cho các bà mẹ khi mang thai, lễ nghi dành cho các bé sơ sinh vừa ra đời… cũng được đưa vào. Ví dụ như Phép Thâu Duyên dùng 12 – 14 cái bánh tô dùng chỉ đỏ đeo trước ngực đứa bé. Sau đó lấy bánh chấm vào miệng em bé và nói những lời chúc tốt lành với đứa trẻ.
Lồng ghép vào câu chuyện này chính là văn hoá uống trà tinh tế của người Đài Loan. Ai cũng biết Đài Loan là vùng đất nổi tiếng với những đồi trà xanh cùng nhiều giống trà ngon. Văn hoá uống trà của người Đài Loan có nhiều nét đặc sắc. Đa phần những người yêu trà đều thuộc nằm lòng câu “nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”. Câu này có nghĩa là trong pha trà thì nước dùng để pha trà là quan trọng hàng đầu, sau đó mới đến bản thân trà, rồi mới đến cách pha và ấm dùng để pha. Đối với người pha trà, nguồn nước thanh khiết, trong sạch và đong đầy tinh túy của thiên nhiên sẽ làm nên hương vị thơm ngon của nước trà. Đó cũng là lý do mà vợ chồng Trà Hoa cố gắng tìm nguồn nước tốt để cùng vợ chồng bạn Như Hoa kinh doanh quán trà cùng các món điểm tâm.
Mỗi chất nước khác nhau sẽ mang đến những hương vị khác nhau của trà. Đó là ẩn ý mà biên kịch lồng ghép vào chi tiết dù là anh em song sinh nhưng Khôn Thành – Bách Xuyên lại có tính cách và hành xử không giống nhau. Văn hoá thưởng trà cùng với các món bánh ngọt cũng là nét văn hoá đặc trưng của Đài Loan, mỗi loại trà sẽ đi kèm với một loại bánh khác nhau. Ví như tình yêu của hai anh em song sinh với hai cô gái khác nhau cả về cách thể hiện và lựa chọn. Quay trở lại câu chuyện của cặp song sinh Khôn Thành – Bách Xuyên do vợ chồng Đức Huy – Trà Hoa sinh ra chẳng may bị chia cách bởi âm mưu độc ác của yêu quái Gà Tinh. Sau khi người em Bách Xuyên bị ném xuống núi, thất lạc nên sau khi vợ chồng họ nuôi lớn Khôn Thành và yêu cầu anh đi tìm em trai song sinh của mình. Đây là kế hoạch để họ dạy cho con trai một bài học về tình thân ruột thịt cũng như thử thách sự quí trọng sức lao động hơn những ham muốn vật chất.
Dân gian có câu: “Khổ qua tuy đắng nhưng cùng vàng. Huynh đệ thế nào vẫn tương thông”. Câu chuyện này được người dân Đài Loan thường bàn luận khi ngồi uống trà. Trà tuy đắng nhưng hậu vị rất ngọt. Bản thân Khôn Thành – Bách Xuyên đều phải vượt qua từng thử thách của số phận để nhận lại người thân, thấu hiểu tình anh em, trân trọng tình vợ chồng khi hi sinh cho nhau như thế nào? Đón xem những câu chuyện mang màu sắc tâm linh, thần thoại huyền bí nổi tiếng trong Nhân Gian Huyền Ảo tân truyện được phát sóng lúc 22h hàng ngày trên đài THVL1