Tintuc - Chính nghĩa – đạo lý công bằng, chính trực – chính là vầng quang soi chiếu xuyên suốt nhiều tầng lich sử, dẫn người Nhật đến vị trí siêu cường quốc ngày hôm nay, dù vốn dĩ đất nước này không hề được mẹ thiên nhiên ưu ái…
Chính nghĩa – “Trung tâm” của vòng tròn đạo đức Samurai
Chính trực và công bằng là đức tính mạnh nhất của một võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã từng định nghĩa: “Chính trực là khả năng đưa ra quyết định với một lý do thích hợp và không suy chuyển, đánh nếu như đánh là đúng, hy sinh nếu như hy sinh là cần thiết”. Trên con đường đi từ tầng lớp võ sĩ – những người chiến đấu để phục vụ chủ nhân của mình, đến biểu tượng huyền thoại về sự quả cảm, khắc kỷ và kiên cường, những chiến binh Samurai đã khẳng định được tầm ảnh hưởng trong xã hội thông qua vòng tròn những nguyên tắc đạo đức cao quý của riêng họ. Trong vòng tròn ấy, chính nghĩa được xem là linh hồn, là ngọn đèn chiếu rọi để dẫn lối mọi lựa chọn và hành động.
Chính nghĩa đơn giản đại diện cho những điều đúng đắn và tích cực. Đối với một chiến binh thực thụ, chính nghĩa thể hiện thông qua: Sự trung thành, nhiệt tâm phụng sự chủ nhân; sự khoan dung, nhân ái và tôn trọng danh dự dành cho kẻ thù; tâm huyết lưu truyền những giá trị, tư tưởng đúng đắn cho thế hệ hậu bối; và cuối cùng là sự kiên định với lý tưởng của bản thân. Có lẽ cũng vì thế mà trong cuốn “Tinh thần Samurai trong thế giới phẳng”, tác giả Brian Klemmer đã định nghĩa các Samurai là những “chiến binh nhân từ” – Đại diện cho những chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu.
Giá trị thành công xuất phát từ chính nghĩa
“Chính nghĩa giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vững. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được.”
Kỹ năng điêu luyện là chưa đủ để làm nên một chiến binh thực thụ. Một trong những lý do khiến cho Samurai trở thành biểu tượng huyền thoại và cao quý, chính là quá trình “hành đạo” để “đắc đạo” – khi họ chinh phục đến cái tâm “chính nghĩa” của vòng tròn võ sĩ đạo. Kỹ năng cho những chiến binh một công cụ tốt để hành đạo, còn lý tưởng là kim chỉ nam dẫn họ đi đúng đường. Sau cùng, thành công sẽ đến với người tìm ra cho mình con đường đúng đắn, cho dù họ có phải trải qua muôn vàn trắc trở để đi tới.
Có lẽ đó cũng là con đường đưa đất nước, con người, doanh nghiệp Nhật Bản đi đến vị thế ngày hôm nay. Ông Inamori Kazuo – Chủ tịch của Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản từng nói với các nhân viên của mình: “Kinh doanh một cách chính trực. Tuyệt đối không dối trá. Không lừa lọc. Giữ cách sống chân thành. Dù có gặp khó cũng không làm việc hèn mà có can đảm để vượt qua gian nan. Tôn trọng chính nghĩa. Lấy công bằng làm trọng. Luôn nỗ lực rèn luyện tính khiêm nhường, nỗ lực không thua kém ai”. Chính triết lý kinh doanh lấy chính nghĩa, lấy cái tâm làm giá trị cốt lõi này đã thôi thúc người Nhật không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, để rồi phát minh ra những công nghệ, sản phẩm tiên phong, chất lượng vượt trội.
Không chỉ với sản phẩm, ngành dịch vụ của Nhật Bản cũng gây ấn tượng sâu đậm với khách hàng quốc tế. Đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết không chỉ là một câu khẩu hiệu, đó là nhận thức xuất phát từ tâm của mỗi người làm kinh doanh ở xứ sở hoa anh đào. Nhận thức đó dẫn dắt họ đi đến những hành động đúng đắn, quy củ, chuyên nghiệp nhưng không tách rời thái độ chân thành, tận tâm. Các nhân viên tươi cười, cúi gập người chào khi khách bước vào, hay thậm chí người lãnh đạo và nhân viên cúi gập người xin lỗi khách hàng khi xảy ra sai sót là hình ảnh rất phổ biến trong các doanh nghiệp nguồn gốc Nhật Bản.
“Giữ tâm cho sáng – Giữ lòng cho yên” – Triết lý vượt qua nghịch cảnh
Cho đến nay, triết lý lấy chính nghĩa, lấy chữ tâm làm gốc trong kinh doanh đã trở thành “thương hiệu riêng” của những doanh nghiệp gốc Nhật Bản. Dù vậy, một số người vẫn hoài nghi về “khả năng thích ứng” của triết lý này, đặc biệt khi doanh nghiệp đối diện với khó khăn, thách thức. Có lẽ, đại dịch toàn cầu Covid-19 chính là một “phép thử” hoàn hảo cho triết lý này.
Thực tế, trước những tác động bất ổn của đại dịch, các doanh nghiệp gốc Nhật Bản hoạt động trên toàn thế giới vẫn kiên định với chính nghĩa. Và Menard – Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đã và đang đưa ra những tầm nhìn, những động thái phù hợp bối cảnh nhưng tuyệt đối không xa rời chữ tâm tại thị trường Việt Nam.
“Trong mọi hoàn cảnh, hoạt động kinh doanh không tối đa hóa lợi nhuận mà phải hài hòa với lợi ích, vì cộng đồng. Doanh nhân phải là người mang lại giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm và dịch vụ, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội và nền kinh tế…”
Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của khách hàng trong bối cảnh dịch bệnh, Menard đã vận dụng triệt để nền tảng thương mại điện tử để kết nối, tư vấn, phục vụ. Hiểu rằng trong thời gian này, nhu cầu làm đẹp luôn gắn liền với tiêu chí tiết kiệm, Menard triển khai nhiều chương trình ưu đãi để khách hàng không gián đoạn thói quen chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe. Thậm chí, thương hiệu này còn ra sức vận dụng những nền tảng truyền thông để lan truyền những thông điệp, những câu chuyện đầy cảm hứng, từ đó lan tỏa nguồn năng lượng tích cực để xoa dịu những hoang mang. Tất cả những chiến lược tinh tế đó đều xuất phát từ chính nghĩa, từ cái tâm, và từ sự kiên định “Giữ tâm cho sáng – Giữ lòng cho yên” trong mọi hoàn cảnh.