16:59 | 02/12/2016

Lan Phương diện Kimono vô giá một lần mặc tốn 2 triệu Yên Nhật

Tapchisaoviet - Vừa qua Lan Phương lại có dịp trở lại xứ sở mặt trở mọc để chính thức đón nhận vai trò đại sứ danh dự của thành phố Munakata thuộc tỉnh Fukuoka Nhật Bản vào ngày 21-11.

Với vai trò đại sứ này, Lan Phương sẽ giúp TP Munakata quảng bá về văn hóa, du lịch, đặc biệt là Tổ hợp đền thờ Munakata Taisha và Khu đồi mộ cổ Shimbaru-Nuyama đang được đề cử là di sản văn hóa Thế giới.

Cũng trong chuyến đi này Lan Phương có dịp được trải nghiệm một cảm giác đặc biệt khi diện chiếc Kimono tuyệt đẹp và cực kỳ quí hiếm mà chủ nhân của nó là cô Nakamura, chủ doanh chủ một công ty tổ chức đám cưới tại Nhật Bản.

Bộ kimono với hoa văn sặc sỡ này được dệt bằng tay được dệt bằng tay bằng kỹ thuật tuyệt đỉnh cách đây 30 năm. Giờ đây thì nghệ nhân sở hữu kỹ thuật độc đáo này không còn nữa. Sự quí hiếm của bộ trang phục truyền thống này là sự sắp xếp từng sợ chỉ để dệt nên bức tranh sống động chứ không phải là kỹ thuật thêu.

Theo chủ nhật bộ Kimono này thì không đây là vật phẩm vô giá, chỉ có giá thuê cho một lần đám cưới lên đến 2 triệu Yên, tương đương 4 tỉ đồng Việt Nam. Một năm cũng chỉ 1-2 khách thuê mà thôi.

Thông thường để diện Kimono thì sẽ có những thủ tục trang điểm, làm tóc rất cầu kỳ, tốn nhiều thời gian. Nhưng trong lần trải nghiệm này Lan Phương chỉ mất 1 tiếng trang điểm và khoảng 20 phút để đính bộ tóc giả theo phong cách truyền thống Nhật thì đã có thể hóa thân thành cô gái Nhật thật xinh đẹp và duyên dáng.

Những giây phút như thế khiến Lan Phương càng thêm yêu quí và trân trọng văn hóa cũng như con người của đất nước Nhật, dành nhiều tâm huyết hơn cho vai trò đại sứ quảng bá du lịch và văn hóa Nhật Bản.

Tổ hợp di sản đền thờ Munakata Taisha và Khu đồi mộ cổ Shimbaru-Nuyama mà Lan Phương quảng bá gồm nhiều ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 15-16. Trong tổ này, riêng  hòn đảo Okinoshima được gọi là hòn đảo huyền bí với nhiều câu chuyện bí ẩn từ cả ngàn năm trước. 

Những vật thờ cúng trên hòn đảo này được xem như bảo vật cùng với nghi thức thờ cúng  trên đảo vẫn còn được bảo tồn, giữ y nguyên từ xa xưa đến nay. Theo tập tục thì không người phụ nữ nào được đặt chân lên đảo và có lời nguyền ai đã đến nơi này thì không được kể lại những gì mình thấy.

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...