Ngọc Trinh và ký ức bị họ hàng hắt hủi
Trước khi trở thành “nữ hoàng nội y” vói mức thu nhập ngang không thua kém bất kỳ ngôi sao hạng A nào,
Ngọc Trinh từng trải qua khoảng thời gian trong tuổi thơ hoàn toàn không êm đềm.
Ngọc Trinh là con út trong gia đình gồm 4 anh chị em. Mất mẹ từ khi lọt lòng, một mình bố cô cô phải chạy xe ôm, bán vé số để bươn chải lo cái ăn, cái mặc từng ngày cho mỗi thành viên trong nhà.
Không chỉ nghèo khó về vật chất, tuổi thơ Ngọc Trinh còn khuyết đi một phần khá lớn về tình thương của người thân, họ hàng.
Cô từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng, người cậu ruột sát nhà không bao giờ cho bốn chị em cô một miếng ăn dù hoàn cảnh nhà bên đó dư dả hơn gia đình cô rất nhiều.
Sự tổn thương này theo Ngọc Trinh đến năm 9, 10 tuổi khiến cô có suy nghĩ rằng sẽ không bao giờ giúp đỡ lại họ như những gì năm xưa họ từng đối xử với ba và chị em cô.
Những năm tháng sau đó,
Ngọc Trinh chia sẻ rằng cô phải làm khá nhiều công việc lao động vất vả, từ ẵm em đến nhổ lông mày, nhổ lông nách, nhổ tóc bạc…
“Tôi từng nghĩ, mình phải làm bất cứ công việc nào để thoát khỏi cái nghèo, khổ cực bao nhiêu cũng chịu được”, cô bày tỏ.
Tới năm 15 tuổi, Ngọc Trinh quyết định rời quê hương lên Sài Gòn lập nghiệp. Từ đó, cuộc đời mới bước sang trang mới.
Minh Hằng và ngày tháng người toàn mùi thức ăn
Minh Hằng sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ lại ly hôn vì những mâu thuẫn kéo dài. Sau đó, Minh Hằng và em trai về sống với mẹ.
Tháng ngày mưu sinh, họ đi thuê nhà từ nơi này đến nơi khác. Cả ba sống bằng một tiệm quần áo si đa dựng tạm ngoài chợ, khó khăn chật vật trong suốt nhiều năm trời.
Hoàn cảnh đó buộc nữ ca sĩ phải luyện cho mình suy nghĩ cứng cỏi ngay từ bé để phụ giúp mẹ bán hàng, dọn dẹp, quán xuyến gia đình.
Có giai đoạn, mẹ Minh Hằng bị bạn làm ăn lừa hết tiền, mất sạch vốn liếng, buộc phải chuyển đến một căn nhà lụp xụp khác mà ở đó, ba mẹ con cô phải chen nhau ngủ trên một căn gác xép nhỏ.
Dần dần, mẹ cô vay mượn bạn bè, đủ vốn mở tiệm cơm nhỏ.
Minh Hằng lại trở thành cô nhân viên giúp mẹ phụ mọi việc ở quán như dậy sớm nấu nướng, bưng bê, dọn dẹp, rửa bát, tính tiền…
Khi đến trường, người cô lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi, quần áo lại toàn mùi thức ăn. Có hôm vì mãi làm việc, nữ ca sĩ còn không có thời gian ăn trưa phải mang cơm theo đợi hết tiết mới tranh thủ ăn chống đói.
Đến năm 16 tuổi, quyết định táo bạo đặt chân vào con đường nghệ thuật đã mở ra cánh cửa mới giúp Minh Hằng có cơ hội thoát khỏi hoàn cảnh sống khó khăn.
Thủy Tiên chịu sự ghẻ lạnh của hai bên nội ngoại khi cha mất
Thủy Tiên sinh chịu cảnh mất bố từ năm lên 9. Ngày tháng đó với cô như một phần ký ức đầy ám ảnh và không sao xóa mờ được.
Nếu nỗi đau mất cha là một, thì sự ghẻ lạnh của hai bên nội ngoại dành cho mẹ con cô còn tổn thương gấp nhiều lần hơn.
Ông bà nội thì xa lánh hai mẹ con vì bố cô bị căn bệnh lao phổi mà mọi người đều ghê sợ, phía ngoại lại xua đuổi, nói cô là đứa không cha, lì lợm, ương bướng.
Những cái Tết mà cô cảm nhận sau đó đều nhuốm màu đau buồn, cảm thấy như mình là đứa trẻ lạc loài trong gia đình, bị họ hàng xung quanh nhìn như người dưng nước lã.
Sau khi chồng qua đời, mẹ cô không đi bước nữa vì sợ con gái mình bị tổn thương. Có thời gian bà bị đau dạ dày nặng và nôn ra máu vì làm việc lao lực.
Vì không đủ tiền chạy chữa nên phải nương nhờ chùa cưu mang. Những năm tháng mẹ cô nương tựa nhau sống qua cảnh bệnh tật, nghèo khổ là quãng thời gian khó khăn nhất cuộc đời.
Thủy Tiên từng chia sẻ, giờ đây khi đã sống cuộc sống đầy đủ hơn, cô vẫn không quên nỗi ám ảnh về cái nghèo, ngày tháng mà thèm một ổ bánh mì khô khốc thôi cũng không có.
Thương Tín từng bị bầu sô nam cưỡng bức năm 13 tuổi
Trải lòng trong quyển hồi ký vừa ra mắt của mình, diễn viên Thương Tín tâm sự anh đã có quãng tuổi thơ đầy thăng trầm mà một phần trong đó là lần bỏ nhà ra đi từ năm 13 tuổi.
Anh lưu lạc đến thành phố Nha Trang và được một phụ nữ đã có con đem lòng yêu mến.
Người này dẫn anh đến ở một căn biệt thự sang trong và tại đây, Thương Tín lần đầu bị dẫn dắt nếm trải mùi vị tình ái mà bản thân không kiểm soát được. Nhiều lần sau đó, anh quyết định bỏ trốn.
Sau khi trốn chạy, anh lại gia nhập gánh hát miền quê Tân Dạ Lý để kiếm sống. Tại đây, ông bầu gánh hát đã dụ dỗ Thương Tín qua đêm ở khách sạn và cưỡng bức anh.
Lần đầu trong đời phải trải qua những biến cố đó, cậu bé 13 tuổi Thương Tín vẫn cắn răng ở lại theo gánh hát, vì mưu sinh.
Hoài Linh suýt chết vì tập nhảy tàu bán mía
Tuổi thơ Hoài Linh không êm đềm.
Từ bé, anh đã sớm phải nghĩ cách vừa đi học vừa kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Hàng ngày, Hoài Linh phải ra chợ từ tờ mờ sáng để mua những bó mía dài kéo về nhà róc vỏ, chặt khuc đem bán để kiếm tiền đi chợ, mua tập sách.
Danh hài chia sẻ, anh có thời gian chuyểnqua ga xe lửa tập nhảy tàu để bán mía. “Một hôm tôi nhảy xuống ga khi xe lửa vừa trườn qua một con dốc, cũng may bác bảo vệ kịp níu lại, nếu không tôi đã đâm đầu vào hàng rào chết rồi”, anh kể.
Căn nhà tranh ọp ẹp luôn là mảng ký ức đọng lại trong lòng danh hài. Những ngày mưa gió, cả gia đình anh phải khổ sở tránh dột.
Lúc đó, mẹ anh đã ôm các con vào lòng và nói trong nước mắt “Các con cố gắng sống tốt, sau này, ông trời sẽ không phụ lòng người đâu”.
Lời nói này theo Hoài Linh những năm tháng về sau, giúp anh có thêm ý chí để bước đi và thành danh trên con đường nghệ thuật.
Trường Giang đầu trần chân đất đi mót cao su
Trường Giang sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Năm tuổi, anh chịu cảnh mất mẹ, một mình cha anh phải nuôi 6 đứa con bằng nghề chạy xe ôm.
Tuy nhiên, vì cuộc sống không đủ mà ông quyết định chuyển cả nhà từ Quảng Nam về Đồng Nai lập nghiệp.
Anh kể lại, quãng ngày đó phải nhịn ăn quanh năm suốt tháng vì không có tiền đong gạo, người thì lại gầy còm, đen nhẻm.
Các thành viên trong nhà đều phải đầu trần chân đất đi mót cao su, kiếm củi khô bán lấy tiền mua gạo.
Tuổi thơ cơ cực này khiến Trường Giang không bao giờ dám nghĩ mình có lúc sẽ theo nghệ thuật mà chỉ mong có đủ cái ăn, cái mặc là yên ổn.