13:46 | 15/12/2016

Dù là chốn đông người hay ở đâu, cũng đừng nhịn làm việc này

Tapchisaoviet - Đánh rắm là chuyện tế nhị mà không ai muốn người khác phát giác. Song, xét về mặt y học, tình trạng đánh rắm của một người có thể là tín hiệu báo động cho một chứng bệnh cần được quan tâm.

1. Nhịn đánh rắm có thể gây trúng độc mãn tính

Đánh rắm là để đẩy khí thải ra sau khi tiêu hóa. Số lần đánh rắm có liên quan đến việc ăn uống của con người. Một số người thích ăn hành, tỏi, gừng, khoai, đậu, thức ăn ngọt… Do các thực phẩm này sinh ra một lượng lớn CO2, hydro sulfua… sau khi ăn vào sẽ sinh ra càng nhiều khí thải và khiến bạn cảm thấy muốn đánh rắm.

Nhịn đánh rắm khiến các khí thể bị huyết dịch hấp thu trở lại và cơ thể phải làm thêm một động tác thải độc khác. Điều này không những làm tăng gánh nặng cho cơ thể mà còn có thể gây ra hiện tượng trúng độc mãn tính, biểu hiện như chướng bụng, thiếu tinh thần, tiêu hóa kém, chóng mặt hoa mắt, thậm chí có thể dẫn đến viêm niêm mạc ruột, tắc nghẽn ruột…

Do đó, không nên vì xấu hổ mà nhịn cái chuyện tưởng nhỏ lại không nhỏ này. Bạn có thể nhanh chóng tìm một nơi vắng vẻ để “thải khí”.

Điều quan trọng khi đánh rắm nơi đông người là bạn phải tỏ ra bình thản.

2. Đánh rắm quá nặng mùi có thể do đường ruột có vấn đề

Đánh rắm nhiều lần trong ngày và có mùi rất khó chịu là biểu hiện đường tiêu hóa có vấn đề như chức năng tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm đường ruột…

Tuy nhiên trước hết bạn hãy tìm nguyên nhân trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tinh bột hay các loại thịt, đậu đều dẫn đến tình trạng dễ bị đánh rắm. Nguyên nhân là do tác dụng của thức ăn kết hợp với các vi khuẩn bên trong đường ruột dễ sinh ra khí thể, nhưng trong trường hợp bình thường thì loại khí này không có mùi. Tuy nhiên, nếu chức năng tiêu hóa kém, thức ăn còn sót dễ trở thành “nguồn nguyên liệu” gây ra loại khí nặng mùi.

Bạn chỉ nên lưu ý hơn nếu rơi vào một trong những tình trạng sau đây:

- Đánh rắm quá nặng mùi: Có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột. Niêm mạc ruột bị phá hoại bởi độc tố của vi khuẩn, cộng với quá trình đại tiện sẽ thải ra các tế bào da trên niêm mạc hoại tử. Do đó bên cạnh hiện tượng đánh rắm nặng mùi, người bệnh còn thường có biểu hiện hay đau bụng, phát sốt…

Đánh rắm nặng mùi có thể do nhiễm khuẩn đường ruột.

- Đánh rắm có mùi tanh: Có thể là biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa. Một lượng máu tích tụ trong dạ dày và đường ruột được phân giải bởi axit dạ dày và vi khuẩn trong ruột làm xảy ra trường hợp đi tiêu ra phân trông như một chất nhựa. Ngoài ra, khi đường ruột có khối u ác tính, do các tổ chức tế bào ung thư bị thối rửa, rách nát, xuất huyết, thêm vào tác dụng phân giải của các vi khuẩn cũng khiến cho việc đánh rắm mang theo mùi tanh khó chịu.

- Đánh rắm có mùi kỳ lạ: Có thể là biểu hiện của viêm ruột hay ung thư ruột. Nếu loại trừ nguyên nhân do ăn nhiều tỏi, hành hay các thức ăn có mùi đặc biệt kích thích, thì bạn nên cảnh giác nếu mỗi lần đánh rắm xuất hiện mùi lạ. Tốt nhất hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và kịp thời điều trị, vì rất có khả năng chức năng của dạ dày, đường ruột đang gặp vấn đề lớn, có thể là viêm đường ruột hoặc thậm chí là ung thư đường ruột.

3. Không thấy đánh rắm: Cẩn thận trực tràng

Người trưởng thành nếu tình trạng không đánh rắm kéo dài sẽ xuất hiện hiện tượng chướng bụng. Nếu kèm theo đau bụng dữ dội thì có khả năng trực tràng đang gặp vấn đề.

Người khỏe mạnh nên đánh rắm trên 10 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa mạnh yếu cũng ảnh hưởng đến chuyện đánh rắm nhiều hay ít. Một nghiên cứu cho thấy, người khỏe mạnh mỗi ngày nên đánh rắm từ 10 lần, thải ra khoảng 500ml khí thể. Nếu lượng đánh rắm ít hơn mức bình thường này, có thể đây là tín hiệu trực tràng của bạn có vấn đề. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Gửi phản hồi
Họ và tên *:
Nội dung *:
loading...