Tapchisaoviet - Thói quen ăn kèm thêm một thực phẩm khác để hạn chế và loại bỏ chất độc của món ăn trước là giải pháp tối ưu giúp bạn bớt lo sợ "ăn gì cũng chết, không ăn thì chết sớm hơn".
Có nhiều món ăn không tốt hoặc độc hại cho sức khỏe do thực phẩm hoặc cách chế biến thiếu lạnh mạnh.
Các bác sĩ sức khỏe và dinh dưỡng cho rằng, thói quen ăn uống "lấy thực để thanh trừ thực" là cách mà chúng ta nên làm ngay để bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể một cách tối ưu nhất.
1. Ăn chuối sau khi ăn đồ nướng
Những món ăn nướng thường là nguyên nhân gây ung thư vì chúng sản xuất ra nhiều chất gây ung thư benzopyrene trong quá trình nướng.
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, chuối có thể ức chế tác dụng gây ung thư của benzopyrene đến một mức độ nhất định, giúp bảo vệ đường tiêu hóa một cách hiệu quả.
2. Uống nước ép cần tây sau khi ăn nhiều chất béo
Sau khi tham gia một bữa tiệc nhiều món hoặc một bữa ăn nào đó bạn "quá đũa" với nhiều món béo. Hãy uống ngay một cốc nước ép cần tây.
Chỉ một cốc cần tây với lượng đường thấp, lại chứa lượng cellulose cao sẽ giúp "đẩy" chất béo ra ngoài một cách hiệu quả.
3. Ăn sữa chua sau khi ăn lẩu
Khi bạn vừa ăn một bữa lẩu, cơ thể sẽ nóng lên bởi nhiệt độ cao của nồi lẩu với khá nhiều nước lẩu nóng sẽ khiến bạn "bốc hỏa".
Các thành phần dễ gây mặn như muối trong nước lẩu và đĩa gia vị bạn chấm liên tục trong bữa ăn sẽ kích thích tiêu hóa rất lớn.
Vì thế, nếu ăn một hộp sữa chua sau khi ăn lẩu sẽ có tác dụng tốt trong việc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa.
Ngoài ra, sữa chua chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây hại cho cơ thể, đặc biệt là đường tiêu hóa.
4. Ăn trái cây sau khi ăn mì ăn liền (mì tôm)
Mì tôm là món ăn không được khuyến khích trong bất kỳ trường hợp nào, bởi nó chứa nhiều chất phụ gia.
Ăn một số trái cây như táo, dâu tây, cam, kiwi … sẽ có tác dụng bù đắp cho sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất sau khi ăn mì ăn liền.
Ngoài ra, trái cây cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm cho mì mềm hơn mới có thể di chuyển được trong đường tiêu hóa, giúp đường ruột hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi hơn.
5. Uống nước gừng tươi - đường nâu sau khi ăn cua
Cua là món thuộc tính lạnh, những người tì vị hư hàn sau khi ăn cua có thể sẽ dẫn đến hiện tượng bị đau bụng, tiêu chảy và ói mửa.
Trong trường hợp này, uống một cốc nước ấm với gừng tươi và đường nâu sẽ làm cho dạ dày ấm áp, tăng cường tiêu hóa và giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày.
Tuy nhiên, đồ uống này lại không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.
6. Ăn một quả hồng sau bữa ăn giúp nhuận phổi, chữa ho
Quả hồng có tác dụng nhuận phổi rất tốt, có hiệu quả trong việc dưỡng âm thanh khô, là một loại quả lý tưởng cho người bị ho hen và mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tuy nhiên hồng không phải là trái cây có thể ăn trong lúc bụng đói, bởi chất axit tannic có trong quả hồng dễ dàng gây hình thành khối u trong dạ dày.
7. Uống trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sau bữa ăn
Sau khi ăn nếu hay gặp hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, uống ngay một cốc trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sẽ giúp cho bạn cảm thấy "nhẹ" bụng hơn.
Chất allantoin trong lúa mạch và chất tinh dầu trong vỏ cam sẽ làm tăng tiết dịch dạ dày, thúc đẩy khả năng vận động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất tốt.