Tapchisaoviet - Nhân duyên vợ chồng là do duyên số, có duyên có nợ mới đến được với nhau. Nhưng có những điều người ta làm lại khiến hôn nhân tan vỡ.
Theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có mang nghiệp, mang nợ với nhau, chứ không hề tự nhiên mà lấy nhau được. Phần lớn chuyện vợ chồng là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì lại không thực tế. Chúng ta cần phải chọn lựa, mà trong sự lựa chọn của chúng ta có nghiệp, với yếu tố nhân quả chi phối bên trong. Đạo Phật chủ trương nhân quả và nghiệp báo, với mục đích tìm ra những nguyên nhân hình thành ác nghiệp rồi khắc phục, cải tạo nhân xấu thành nhân tốt rồi chuyển hoá ác nghiệp thành thiện nghiệp để hoàn thiện nhân cách và đời sống của chúng sanh. Do đó, theo Đạo Phật, những bất hạnh và đổ vỡ trong đời sống hôn nhân không phải là do tuổi tác xung khắc hoặc phạm vào Cô thần, Cô quả. Đó chính là kết quả của nghiệp do tự thân một người tạo ra rồi trở lại chi phối, tác động làm tan vỡ đời sống hôn nhân của chính người đó. Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân. Tuy nhiên, ảnh hưởng và chi phối phần lớn đời sống chúng ta là những nghiệp được tạo ra trong hiện tại.
Ảnh minh họa Tà dâm Phật giáo dạy rằng “vạn ác dâm cầm đầu”, trong những tội ác thì tội tà dâm là nặng nhất, là nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ lớn nhất. Đừng nghĩ rằng trước khi kết hôn thì sao cũng được, kết hôn rồi mới chỉn chu, tất cả đều có nhân quả phải gánh. Cũng đừng nghĩ rằng, kết hôn rồi vẫn qua lại với người khác mà đối phương không hay thì không sao, có trời biết đấy. Càng không nên nghĩ, lừa gạt tình cảm của người khác rồi có thể hạnh phúc đến trọn đời. Phật giáo đề xướng, không tà dâm, không quan hệ bất chính, không lươn lẹo dối trá trong chuyện tình cảm, giữ gìn tinh thần trong sáng, thanh sạch và tác phong đàng hoàng. Đó không chỉ đúng với thuần phong mĩ tục, pháp luật, đạo đức mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Sát sinh Sát sinh là ác duyên, kết ác duyên thì sao có thể gặp được nhân duyên tốt đẹp. Kết ác duyên chỉ có thể gặp oan gia hoặc kẻ thù. Hơn nữa, sát nghiệp rất nặng, đối với các phương diện nhân sinh đều bị ảnh hưởng. Bởi vậy, muốn cầu duyên thì hãy giới sát, bản thân mình không sát sinh và khuyên nhủ người khác không nên sát sinh. Bất hiếu Phật dạy rằng “trăm thiện hiếu vi trước”, trong muôn vàn điều thiện, lấy chứ hiếu làm đầu, và trong muôn vàn điều ác, ác nhất chính là bất hiếu. Ngay cả cha mẹ - đáng sinh thành dưỡng dục còn không đối xử tốt thì không thể tốt với ai khác, không thể hòa hợp mà chung sống cùng ai. Nhân duyên chính là một loại phúc báo, nhân duyên tốt là do phúc báo lành, nhân duyên xấu là vì gieo nghiệp ác. Nên hiếu thuận cha mẹ thì tâm ắt rộng rãi, nhân duyên tốt tự dưng sẽ đến.