Tôi tâm sự với chồng về nỗi lo lắng của mình, rằng tôi sợ bé bị chê và sẽ không vượt qua được như tôi ngày còn nhỏ.
Tôi tâm sự với chồng về nỗi lo lắng của mình, rằng tôi sợ bé bị chê và sẽ không vượt qua được như tôi ngày còn nhỏ.
Từ ngày Mít còn nhỏ đến khi bé được 15 tháng, tôi luôn ở bên cạnh và động viên khích lệ con với những kỹ năng con đạt được theo độ tuổi.
Tôi sợ khi người khác chê con mình, bởi tôi e ngại sau này bé sẽ tự ti, dụt dè trong giao tiếp giống như tôi, một người nhút nhát thiếu tự tin.
Điều đó xuất phát từ khi tôi còn nhỏ, mỗi khi hào hứng làm việc gì, ngay ở lần đầu tiên, mẹ đều chê tôi. Số lần mẹ chê không nhiều, nhưng từ đó tôi có ấn tượng rất lớn và cảm thấy không còn tin vào năng lực bản thân nữa.
Ngày bé, tôi rất thích vẽ, tranh treo và dán đầy nhà, khi lần đầu tiên được sử dụng sơn nước, dùng bút lông vẽ không quen tay, nét vẽ nghuệch ngoạc, mẹ liền bảo: “Vẽ xấu thế này mà cũng đòi vẽ”. Từ đó, tôi không bao giờ cầm lại bút vẽ nữa và tin là mình không có khả năng vẽ.
Cũng lần đầu tiên khi tôi được cầm dao gọt khoai tây, hay cầm kéo cắt giấy, mẹ chê tôi: “Làm xấu quá, không làm nữa để mẹ làm”. Cũng từ đó, cho đến khi lớn, tôi mới cầm lại con dao để gọt khoai tây, hay tự tin cầm cây kéo cắt giấy cho thẳng.
Có lần, tôi làm thơ, tôi hào hứng khoe với mẹ, mẹ bảo: “Thơ này mà gọi là thơ, là văn vần thôi con ạ”.
Lớn lên, đọc nhiều sách tôi mới thấy ngày bé mình thật khờ, tôi tin tất cả điều mẹ nói và đánh mất đi sự tự tin của chính bản thân mình. (ảnh minh họa)
Mỗi lần tôi được chọn vào học đội tuyển thi học sinh giỏi ngày cấp 1, mẹ lại bảo: “Bao nhiêu lần rồi, chả lần nào làm được, con làm mẹ thất vọng. Ở cơ quan mẹ chị Nga học giỏi lắm, thi lần nào cũng đạt”. Và tôi trượt đột tuyển thật, không lần nào tôi được đi thi cả. Tôi lại càng tin mình không có năng lực.
Nỗi thất vọng của mẹ đè nặng lên tuổi thơ tôi, tôi luôn cảm thấy mình là người thất bại, là người con không ngoan, làm mẹ buồn.
Cho đến một ngày, năm cuối cấp 2, tôi quyết tâm đi thi học sinh giỏi, chỉ vì tôi giải được một bài toán khó của kỳ khi học sinh giỏi năm ngoái. Điều đó làm tôi tin mình có thể làm được. Tôi lao vào học say mê, mải miết. Nhưng tôi giấu thật kỹ, không để mẹ biết mình được chọn đi thi, bởi tôi sợ nhất khi nghe mẹ nói câu: “Sẽ chẳng được đi đâu mà, lần nào cũng thế”. Cho đến khi đạt giải rồi, tôi mới nói cho mẹ biết.
Lớn lên, đọc nhiều sách tôi mới thấy ngày bé mình thật khờ, tôi tin tất cả điều mẹ nói và đánh mất đi sự tự tin của chính bản thân mình. Tôi không trách mẹ. Nhưng từ đó, tôi hiểu, mẹ là người con tin tưởng nhất, là người con ngưỡng mộ nhất, tất cả điều mẹ nói sẽ thành hiện thực.
Con tôi rồi cũng giống tôi, bé sẽ có những nhạy cảm giống như mẹ. Và tôi rất sợ bé sẽ trở nên nhút nhát, đánh mất tự tin của mình chỉ vì những câu nhận xét khách quan của người lớn.
Tôi nhận ra một thực tế, dẫu phương pháp động viên kích lệ luôn mang lại tác dụng và phát triển tư duy tốt cho trẻ nhỏ, nhưng không phải ai cũng chuyên tâm và để ý đến việc này.
Tôi tâm sự với chồng về nỗi lo lắng của mình, rằng tôi sợ bé bị chê và sẽ không vượt qua được như tôi ngày còn nhỏ. Anh thẳng thắn nhận xét tôi quá cầu toàn, anh chỉ ra rằng tôi không thể nào theo và bảo vệ con mãi được, cuộc sống cũng không phải chỉ có những điều ngọt ngào dễ chịu, bé sẽ phải tự mình chiến đấu, được trải qua những cảm xúc tiêu cực, và điều quan trọng là bố mẹ luôn ở bên, khích lệ động viên bé, tâm sự cùng bé giúp bé vượt qua cảm xúc tiêu cực này.
Sắp tới bé sẽ đi nhà trẻ, bé sẽ được cô khen, và bé cũng sẽ được cô nhận xét là làm việc này, việc kia chưa tốt nữa. (ảnh minh họa)
Tôi ôm chặt chồng và phá lên cười vì thấy mình lo lắng thái quá. Có lẽ bản tính tự ti vẫn cố hữu trong tôi, làm lên những nỗi lo mù quáng, bé nhà tôi chỉ mới 15 tháng tuổi thôi mà, và đúng là tôi không thể ở bên bé mãi được, bé sẽ có cuộc sống và những trải nghiệm riêng của mình.
Sắp tới bé sẽ đi nhà trẻ, bé sẽ được cô khen, và bé cũng sẽ được cô nhận xét là làm việc này, việc kia chưa tốt nữa. Nhưng không sao, bé cần được trải qua những điều đó. Và tôi sẽ luôn dành cho bé sự ủng hộ, động viên, khích lệ và có một niềm tin mãnh liệt bé sẽ thành công khi thật sự cố gắng. Chỉ cần vậy thôi, tôi tin bé sẽ không giống như tôi ngày còn nhỏ.